Đại Cách mạng Văn hóa vô sản
Đại Cách mạng Văn hóa vô sản

Đại Cách mạng Văn hóa vô sản

Đại Cách mạng Văn hóa Giai cấp Vô sản (chữ Hán giản thể: 无产阶级文化大革命; chữ Hán phồn thể: 無產階級文化大革命; Bính âm: Wúchǎn Jiējí Wénhuà Dà Gémìng; Hán-Việt: Vô sản Giai cấp Văn hóa Đại Cách mạng; thường gọi tắt là Đại Cách mạng Văn hóa 文化大革命 wénhuà dà gémìng, hay vắn tắt hơn là Văn Cách 文革, wéngé) là một phong trào chính trị xã hội tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa diễn ra trong 10 năm từ tháng 5 năm 1966 tới tháng 10 năm 1976, gây tác động rộng lớn và sâu sắc lên mọi mặt của cuộc sống chính trị, văn hóa, xã hộiCộng hòa Nhân dân Trung Hoa nên cũng được gọi là "10 năm hỗn loạn", "10 năm thảm họa" (tiếng Trung: 十年动乱, 十年浩劫, Thập niên động loạn, thập niên hạo kiếp). Ngoài ra, cuộc cách mạng này đã làm thay đổi quan niệm xã hội, chính trị và đạo đức của quốc gia này một cách sâu sắc và toàn diện.Cuộc cách mạng này được Mao Trạch Đông khởi xướng và lãnh đạo từ ngày 16 tháng 5 năm 1966, với mục tiêu chính thức là "đấu tranh với giai cấp tư sản trong lĩnh vực tư tưởng và sử dụng những tư tưởng và lề thói mới của giai cấp vô sản để thay đổi diện mạo tinh thần của toàn bộ xã hội". Tuy nhiên, mục đích chính của cách mạng này được một số người cho là một cách để Mao Trạch Đông lấy lại quyền kiểm soát Đảng Cộng sản Trung Quốc sau cuộc Đại nhảy vọt bị thất bại dẫn đến sự tổn thất quyền lực đáng kể của Mao Trạch Đông so với đối thủ chính trị là Lưu Thiếu Kỳ và cũng để loại bỏ những người bất đồng ý kiến như Đặng Tiểu Bình, Bành Đức Hoài,...Mao tuyên bố rằng "các phần tử tư sản đã xâm nhập vào chính phủ và xã hội", chúng đang có âm mưu "khôi phục chủ nghĩa tư bản". Lâm Bưu, người đứng đầu Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA), đã được công nhận trong hiến pháp là người kế vị của Mao sau khi Mao qua đời; Lâm Bưu biên soạn cuốn sách Hồng bảo thư, tuyển tập những câu nói của Mao, cuốn sách này trở thành một văn bản mang tính thiêng liêng, gần giống như một cuốn kinh thánh phục vụ cho sự sùng bái cá nhân Mao Trạch Đông. Để tiêu diệt các đối thủ của mình trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) cũng như thành phần chống đối trong các trường học, nhà máy và các tổ chức chính phủ, Mao nhấn mạnh rằng những người theo chủ nghĩa xét lại cần phải bị loại bỏ thông qua đấu tranh giai cấp bạo lực. Giới trẻ Trung Quốc hưởng ứng bằng việc thành lập các nhóm Hồng vệ binh trên khắp đất nước. Các trường trung học và đại học đã bị đóng cửa. Các công nhân đô thị cũng chia thành các phe phái, và quân Giải phóng được huy động để khôi phục trật tự. Nhiều quan chức cấp cao, đáng chú ý nhất là Lưu Thiếu KỳĐặng Tiểu Bình, đã bị thanh trừng hoặc bị lưu đày. Hàng triệu người bị buộc tội là "phần tử cánh hữu", họ bị bức hại hoặc chịu sự sỉ nhục công khai, bị cầm tù, bị tra tấn, phải chịu lao động khổ sai, bị tịch thu tài sản và thậm chí bị xử tử hoặc bị ép phải tự tử. Nhiều thanh niên trí thức thành thị đã bị gửi đến các vùng nông thôn trong cái gọi là phong trào Tiến về Nông thôn. Hồng vệ binh đã phá hủy rất nhiều các di tích và hiện vật lịch sử có giá trị, nhiều địa điểm văn hóa và tôn giáo cũng bị lục soát.Dù Mao Trạch Đông tự tuyên bố chính thức là Văn cách kết thúc năm 1969, ngày nay người ta vẫn cho rằng cuộc cách mạng này còn bao gồm cả giai đoạn từ 1969 đến 1976. Lâm Bưu đã bỏ trốn và chết trong một vụ tai nạn máy bay vào năm 1972, ông bị cáo buộc là có âm mưu lật đổ Mao. Sau cái chết của Mao và sự kiện bắt giữ các thành viên của nhóm Tứ nhân bang là (Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Vương Hồng VănDiêu Văn Nguyên) vào năm 1976, Đặng Tiểu Bình dần dần dỡ bỏ các chính sách của Cách mạng Văn hóa. Năm 1981, Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố rằng Cách mạng Văn hóa là một "thất bại nặng nề nhất và tổn thất nặng nề nhất mà Đảng, nhà nước và nhân dân phải gánh chịu kể từ khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân" [1]. Tổng cộng 1,5 đến 1,8 triệu người Trung Quốc bị giết chết hay tự sát trong giai đoạn này, khoảng 20 triệu người bị đưa về nông thôn lao động cưỡng bức trong nhiều năm. Khoảng 200 triệu người bị thiếu ăn thường xuyên.[2]

Đại Cách mạng Văn hóa vô sản

Phiên âmQuan thoại- Bính âm Hán ngữ
Phiên âm
Quan thoại
- Bính âm Hán ngữWén Gé
- Bính âm Hán ngữ Wén Gé
Nghĩa đen Văn cách
Giản thể 无产阶级文化大革命
Phồn thể 無產階級文化大革命
Tiếng Trung 文革

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đại Cách mạng Văn hóa vô sản http://cpc.people.com.cn/GB/64162/64168/64563/6544... http://www.britannica.com/eb/article-9028164/Cultu... http://www.britannica.com/event/Cultural-Revolutio... http://users.erols.com/mwhite28/warstat1.htm#Mao http://translate.google.com/?hl=en&sl=es&tl=en&sug... http://www.nytimes.com/1993/01/06/world/a-tale-of-... http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/artic... http://www.taz.de/50-Jahre-Kulturrevolution-in-Chi... http://www.odu.edu/ao/instadv/quest/LinBiao.html http://www-chaos.umd.edu/history/prc2.html